Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đón nhà đầu tư mới và doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất

hủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự báo kinh tế Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 4-5% trong năm nay. Nền kinh tế sẽ không suy thoái như một số quốc gia láng giềng.Việt Nam sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư dự án mới hoặc chuyển dây chuyển sản xuất từ quốc gia khác sang Việt Nam.

Trong buổi phỏng vấn với một số báo chí nước ngoài mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết kinh tế Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 4-5% trong năm nay nhờ những nỗ lực thu hút thêm vốn đầu tư từ những doanh nghiệp đang tìm cách điều chỉnh lại chuỗi cung ứng.

Mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là duy trì sự ổn định kinh tế và lạm phát thấp để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân. Chính phủ sẽ theo dõi diễn biến của thị trường trong và ngoài nước để có chính sách tiền tệ phù hợp nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, Thủ tướng chia sẻ.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP 2020 có thể thấp hơn mục tiêu đề ra trước đó là 6,8% và mức 7% của năm ngoái, kinh tế Việt Nam được dự báo vẫn duy trì đà tăng trưởng, không giống như một số quốc gia láng giềng đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái. Nói cách khác, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch Covid-19 gây ra sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu nhưng Việt Nam vẫn hưởng lợi từ mong muốn đa dạng hóa cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài.

“Việt Nam sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư xây dựng các dự án mới hoặc chuyển dây chuyển sản xuất từ quốc gia khác sang Việt Nam”, Thủ tướng khẳng định. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài, người đứng đầu Chính phủ nói thêm.

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đón nhà đầu tư mới và doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất - Ảnh 1.

Thủ tướng cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ không suy thoái như các quốc gia láng giềng. Ảnh: AP

“Việt Nam đã rất nỗ lực để kiểm soát, sớm đẩy lùi dịch Covid-19 và đang sẵn sàng vươn lên cùng đà phục hồi và phát triển kinh tế”.Thủ tướng cho biết Việt Nam có chính sách tiền tệ phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ cũng đang triển khai các dự án hạ tầng quan trọng để cải thiện hoạt động logistics. Phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế trong nước và thế giới để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý và duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, theo bản trả lời viết tay của Thủ tướng.

Chính phủ sắp ban hành loạt chính sách như tái cơ cấu nợ ngân hàng, giảm hoặc miễn trả lãi vay, đồng thời thực hiện các gói kích thích, như gói 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ 20 triệu lao động trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tìm cách nhanh chóng giải ngân các khoản đầu tư công và thực hiện cải cách hành chính để đẩy nhanh quá trình phục hồi, theo Thủ tướng.

Đến nay, Việt Nam ghi 324 ca nhiễm Covid-19, không có ca tử vong và không có thêm ca lây nhiễm cộng đồng nào trong 35 ngày qua. Theo đánh giá của World Bank, Việt Nam với những yếu tố kinh tế cơ bản vững chắc có thể phục hồi trong năm 2021 nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong và ngoài nước.

Việt Nam từng được định vị sẽ tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh các doanh nghiệp đẩy nhanh kế hoạch rời Trung Quốc do chi phí tăng và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang. Các tập đoàn lớn như Samsung Electronics, LG Electronics và Intel Corp. đều đã xây dựng nhà máy lớn ở Việt Nam. Tháng 4, Nhật Bản, nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam trong quý I, tuyên bố sẽ chi 2,2 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất rời Trung Quốc.

Đối tác lắp ráp AirPod của Apple, công ty Inventec Corp. (Đài Loan, Trung Quốc) cũng đang chuẩn bị thành lập một nhà máy ở Việt Nam. Tháng 2, Pegatron, nhà cung cấp của Apple, đã thông qua kế hoạch xây dựng nhà máy ở Việt Nam trị giá 150 triệu USD.

Theo Thanh Long

Người đồng hành

Nguồn: https://cafef.vn/

 

 

 

Tin xem nhiều

Kết nối

1,573Thành viênThích
0Người theo dõiĐăng Ký